Theo con số mới được báo cáo trong tuần qua, đã có khoảng 20 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện trên khắp thế giới vào năm ngoái.
Con số khủng này bao gồm 50.000 ca phẫu thuật nâng vòng ba tại Brazil; 107.000 ca cắt mí mắt tại Hàn Quốc – nhiều trường hợp được thực hiện để trông được “tây” hơn; 1,35 triệu khách hàng Mỹ nâng ngực cùng với 705 nam giới Anh cắt bỏ “vú quả mướp”. Đó là chưa nói đến những vụ phẫu thuật thẩm mỹ cho “cô bé” ở Đức.
Những con số thống kê do Hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ quốc tế công bố cho thấy quan niệm về dung nhan đã thay đổi thế nào ở thế hệ trước, đồng thời ám chỉ rằng trong nhiều nền văn hóa, việc tới bác sĩ thẩm mỹ, thay vì tới chuyên gia trang điểm, là cách đảm bảo để hạn chế những dấu hiệu của lão hóa.
Những con số này hẳn sẽ khiến Harold Gillies phải choáng váng. Ông là người 100 năm trước đã mở đường cho một chuyên ngành y khoa được tôi luyện trong các chiến hào đẫm máu của Flanders: Phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại.
Ý tưởng ghép da từ vùng này sang vùng khác của cơ thể đã hình thành từ nhiều thế kỉ trước: phẫu thuật thẩm mỹ - plastic surgery - là thuật ngữ ra đời từ những năm 1830 (theo tiếng Hy Lạp, plastikos - được tạo khuôn), nhiều thập kỷ trước khi “plastic” trở thành từ sử dụng mô tả những loại vật liệu nhân tạo. Thế nhưng như Roger Green, một phẫu thuật viên đồng thời là chuyên gia lưu trữ của Hội Phẫu thuật viên thẩm mỹ và tạo hình Anh (BAPRAS) cho biết thì ngày ra đời của phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại là năm 1915.
Gillies vốn là 1 bác sĩ ngoại khoa tai mũi họng đã tình nguyện phục vụ trong Hội Chữ thập đỏ ở Bỉ. Gillies đã chứng kiến những vết thương khủng khiếp. Những người lính khuôn mặt bị biến dạng khủng khiếp vì mảnh đạn khi họ nhô đầu ra khỏi công sự.
Với những vết thương quá nặng chẳng thể sửa được với mảnh ghép da, Gillies đã phát triển một phương pháp gọi là cuống ống, bao gồm cắt một dải thịt từ vùng lành của cơ thể - thường là ngực hay trán - mặc dù vậy để nguyên 1 đầu vẫn dính liền. Mảnh da được “xoay” sang vùng mới. Vạt sẽ tự gấp lại, bao kín toàn bộ mô sống và nguồn cung cấp máu, ngăn ngừa nhiễm trùng. Kết quả có vẻ kỳ dị, thế nhưng có tác dụng.
Trong trận chiến Somme năm 1917, Gillies đã chữa trị cho 2.000 binh sĩ, chủ yếu bằng phương pháp này.
Trong Thế chiến thứ II, Archibald McIndoe, một học trò của Gillies, đã tạo ra các bước tiến lớn hơn trong việc trị bỏng.
Tuy nhiên không chỉ là những tiến bộ về mặt kỹ thuật , McIndoe còn mở ra một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới. Trong khi châm ngôn của Gillies là “chừng nào tôi còn sửa được thì mọi chuyện đều ổn”, thì McIndoe lại chú trọng hơn đến tâm lý của người bệnh. East Grinstead, vị trí đặt bệnh viện của McIndoe, đã trở thành “thị trấn không có những cái nhìn thô lỗ”.
William M. Spreckley, bệnh nhân thứ 132 của Gillies. Mũi của ông được chữa trị với phương pháp “cuống ống”
Học trò của Gillies cũng là người đi tiên phong về quyền có cuộc sống “bình thường”, thế nhưng với dạng bệnh nhân hoàn toàn khác. Tại In Rio de Janeiro, Ivo Pitanguy, hiện 91 tuổi, được gọi đơn giản là “Nhạc trưởng” vì đã giúp phẫu thuật thẩm mỹ trở nên rộng rãi không chỉ trong giới nhà giàu mà cả tại những cư dân của khu ổ chuột.
Năm ngoái, hơn 1,3 triệu người đã phẫu thuật thẩm mỹ ở Brazil . “Phẫu thuật thẩm mỹ đem lại sự thỏa mãn mong muốn cho những ai bị tự nhiên phản bội”, Ivo Pitanguy đã nói.
Pitanguy lý luận rằng phẫu thuật thẩm mỹ chữa lành những bệnh như thiếu tự tin, một ý kiến đã có sức hút nhất định tại 1 số nền văn hóa - đặc biệt là các nền kinh tế đầy khát vọng cùng với phát triển nhanh như Brazil và Hàn Quốc.
Nhiều bậc phụ huynh tại Hàn Quốc tặng cho con gái một suất “căng da mặt” như 1 món quà tốt nghiệp - đây không phải là kỳ thị tuổi già, mà là thay đổi hình thức để làm tăng cơ hội trong cuộc sống.
Ở một vài bệnh viện ở Seoul, khách hàng sẽ phải trả lời bảng câu hỏi . 1 trong số đó hỏi xem khách hàng dự định làm gì sau khi phẫu thuật thành công. Những câu trả lời để lựa chọn ? “Có người yêu”, “Tìm việc” hay “Đăng ảnh tự sướng mà không cần dùng Photoshop”.
>> Xem thêm chi tiết tại đây http://dichvunangmui.com/lich-su-phau-thuat-tham-my.html
No comments:
Post a Comment